Chú thích Lưu Mẫn (nhà Nguyên)

  1. Nguyên sử, tlđd chép “tự Hữu Công”, Tân Nguyên sử, tlđd chép “tự Đức Nhu, nhất tự Hữu Công”, Nguyên Hiếu Vấn tập, tlđd chép “Công danh mỗ, tự Đức Nhu. dĩ tiểu tự mỗ hành.”
  2. Nay là Tuyên Hóa, Hà Bắc
  3. Nguyên sử, tlđd kể rằng cha mẹ của Mẫn bỏ rơi ông trong lúc chạy nạn, được viên đại tướng Mông Cổ thương xót, nhận về nuôi nấng. Người viết cho rằng chi tiết này không hợp lý, nên dùng lời kể của Tân Nguyên sử, tlđd
  4. Tân Nguyên sử, tlđd kể rằng Thành Cát Tư Hãn đích thân hỏi tên họ, Mẫn bèn quỳ xuống trình bày, rằng chủ tướng không quan tâm, nên mình không đủ ăn; vì thế Thành Cát Tư Hãn thương xót, giữ lại bên cạnh. Người viết cho rằng chi tiết này không hợp lý, nên dùng lời kể của Nguyên sử, tlđd
  5. Ác điện (幄殿) tức trướng (màn) điện, là doanh trướng của hoàng đế ở bên ngoài hoàng cung. VD: Chiêu Dịch (nhà Thanh) – Khiếu đình tục lục, Đại Mông Cổ bao yến: “Thượng yến ở phía trước núi cao sông dài và ở trong Vạn Thụ viên của Tị thử sơn trang, thiết Đại hoàng ác điện, có thể dung hơn ngàn người.”
  6. Mahmud Yalavach (? – 1254), người tộc Túc Đặc, nước Hoa Lạt Tử Mô (Khwarezm), gian thần Đế quốc Mông Cổ. Yalavach được dịch âm không thống nhất: Nha Lỗ Ngõa Xích (Nguyên sử, tlđd, có lẽ dẫn từ Thánh vũ thân chinh lục), Nha Thứ Oa Xích (Tân Nguyên sử, tlđd), Nha Lạt Oa Xích (Mông Cổ bí sử), Nhã Lão Ngõa Thật (Mã Tổ ThườngTát Pháp Lễ thị bi minh), Ma Hợp Một Đích Hoạt Lạt Tây Mê (Nguyên sử, Thái Tông kỷ), Nha Lạt Ngõa Xích (Nguyên sử, Hiến Tông kỷ),...
  7. Nguyên sử, tlđd chép là Quý Do Hãn bổ nhiệm Áo Đô Lạt sau khi lên ngôi vào năm 1246; Tân Nguyên sử, tlđd chép là Nãi Mã Chân hoàng hậu làm việc này. Áo Đô Lạt Hợp Man là thân tín của Nãi Mã Chân hoàng hậu, sau khi Quý Do Hãn lên ngôi vào năm 1246, đã trừ khử tất cả thân tín của mẹ mình, bao gồm cả Áo Đô Lạt. Vì vậy, người viết dựa theo Tân Nguyên sử, tlđd
  8. Nguyên sử – Binh chí 2: “Người coi văn sử của thiên tử gọi là Tất Đồ Xích.”